Mobile Menu

Chùa Cầu Hội An: khám phá biểu tượng văn hóa của phố Hội

Nội dung

Chùa Cầu Hội An hình ảnh khá quen thuộc với người Việt Nam. Điều này là nhờ có hình ảnh của chùa được in trên tiền của mỗi người dân Việt. Tuy nhiên, một số người dân vẫn chưa có dịp để tham quan di sản văn hóa này. Do đó, để thỏa mãn nhu cầu du lịch online, du lịch tại nhà của nhiều bạn hiện nay. Thì mời bạn hãy cùng Flane tìm hiểu về chùa Cầu Hội An ngay sau bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu Hội An nằm là một trong những di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Điều này không chỉ mang đến nguồn thu nhập lớn về mặt du lịch của nước nhà. Mà còn mang đến cơ hội giới thiêu đất nước và con người Việt đến với bạn bè quốc tế. Do đó đây cũng chính là cơ hội và thách thức lớn cho ngành du lịch.

Chùa Cầu Hội An nét đẹp cổ xưa còn sót lại
Chùa Cầu Hội An nét đẹp cổ xưa còn sót lại

Tuy nhiên một cách đơn giản và nhanh chóng để bạn bè quốc tế biết đến đó chính là vấn đề về con người. Từ đó Flane sẽ mang đến cho nhiều độc giả những nguồn thông tin hữu ích về các địa danh trên cả nước. Đặc biệt là các thông tin giới thiệu về chùa Cầu Hội An.

Câu chuyện tâm linh về chùa Cầu Hội An

Câu chuyện về chùa Cầu Hội An được nhiều người dân tuyên truyền với nhau. Tuy nhiên câu chuyện được người phố Hội kể lại được bắt đầu từ thổ nhưỡng nơi đây. Với địa hình đặc biệt do đó trước đây phố Hội là nơi bến cảng tập trung nhiều du khách quốc tế. Bất cứ thương gia nào muốn giao dịch với nước ta đều phải thông qua bến cảng này.

Chùa Cầu Hội An nơi trấn yểm quái thú
Chùa Cầu Hội An nơi trấn yểm quái thú

Mặc dù, bến cảng là nơi giao dịch sầm uất của nhiều thương nhân trên thế giới. Nhưng theo truyền thuyết của người Nhật có một con thủy quái được gọi tên là Mamazu. Điều này theo phong thủy sẽ tạo ra nhiều thiên tai cho người dân nơi đây. Do đó người Nhật mới quyết định xây dựng cây cầu và kiến trúc bên ngoài của cầu. Mang một hình tượng cây kiếm đâm vào lưng của con quái thú. Nhằm chế ngự không cho nó phát triển và gây họa đến người dân nơi đây.

Tên gọi chùa Cầu bắt đầu từ đâu

Sau khi xây dựng hoàn thiện thì vào năm 1653 người Nhật bắt đầu thi công phần còn lại ở sườn phía Bắc. Đây là phần được nhô ra giữa cầu, đồng thời cũng tạo nên hình chữ T. Từ đó kiến trúc này cũng đã được có tên là chùa Cầu. Mãi cho đến năm 1791 chúa Nguyễn đến tham quan kiến trúc này và đã đặt tên là Lai Viễn Kiều.

Tên gọi chùa Cầu có ý nghĩa nơi đón khách phương xa
Tên gọi chùa Cầu có ý nghĩa nơi đón khách phương xa

Tên gọi này còn có một ý nghĩa đó chính là nơi đón khách phương xa. Tên gọi này cũng được người dân khắc lên tấm bảng của chùa. Cho đến nay bạn cũng có thể ngắm nhìn kho ghé thăm nơi đây. Cho dù có nhiều cái tên nhưng đến nay tên gọi thông dụng nhất vẫn là chùa Cầu Hội An.

Những nhân vật lịch sử nào được thờ phụng trong chùa Cầu Hội An

Thông thường khi nhắc đến “chùa” các bạn chắc chắn sẽ nghĩ đến là nơi thờ cúng các chư Phật. Tuy nhiên, việc thờ cúng tại chùa Cầu Hội An cũng khiến nhiều du khách thắc mắc. Và đặt ra câu hỏi rằng “Chùa Cầu Hội An thờ vị thần nào?”. Bởi chùa Cầu không thờ các chư Phật như bao ngôi chùa khác. Chính là bởi chùa Cầu thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ đây là một vị thần của tín đồ Đạo giáo. Bởi người dân nơi đây tin rằng vị thần này sẽ bảo vệ họ tránh khỏi bão lũ mỗi năm.

Chùa Cầu nơi thờ Bắc Đế Trấn Vũ
Chùa Cầu nơi thờ Bắc Đế Trấn Vũ

Thành tựu của chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu Hội An cho đến nay đã có hơn 430 tuổi. Do đó mà chùa đã có những thành tựu nhất định đối với con người và văn hóa. Minh chứng cho các thành tựu đó chính là vào ngày 17 tháng 2 năm 1990 chùa đã được công nhận là di sản quốc gia. Và cho đến chín năm sau thì Chùa Cầu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Điều này đã giúp ích rất nhiều cho nước nhà quảng bá hình tượng với các bạn bè quốc tế.

Chùa Cầu Hội An biểu tượng – văn hóa – con người

Nhiều du khách vẫn thắc mắc lý do khiến chùa Cầu Hội An trở thành biểu tượng văn hóa, con người. Để hiểu hơn về điều này, mời bạn xem ngay phần bài viết dưới đây nhé!

Kiến trúc độc đáo Việt Nhật

Lý do đầu tiên để chùa Cầu trở thành biểu tượng văn hóa đó chính là kiến trúc độc đáo. Với tổng chiều dài 18m và địa hình được xây dựng trên một nhánh của sông Thu Bồn (con sông cung cấp nguồn thủy lợi dồi dào cho người dân nơi đây.) Mô hình kiến trúc được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét cổ kính. Đặc biệt là làm tôn lên vẻ đẹp kết hợp giữa kiến trúc Việt Nhật.

chùa Cầu mang đậm nét kiến trúc Việt Nhật
chùa Cầu mang đậm nét kiến trúc Việt Nhật

Ngoài ra linh vật nơi đây không phải là sư tử hùng mạnh mà linh vật mang tính đánh dấu thời gian hoàn thành của chùa. Cụ thể thì linh vật của chùa là chó và khỉ, tượng trưng cũng như một phần nhắc nhở. Công trình chùa Cầu Hội An được xây dựng vào năm Thân và đến năm Tuất thì hoàn thành. Chính vì đó mà chùa Cầu còn mang nét độc đáo ở kiến trúc lẫn thời gian.

Gắn liền với đời sống người dân phố Hội

Như đã nói ở trên, chùa cầu đã có hơn 400 năm tuổi, do đó việc gắn liền với đời sống người dân ở đây khá rõ. Đặc biệt nơi đây còn diễn ra những buổi lễ cúng thần cầu năm một năm mưa thuận gió hòa của người dân phố hội. Đặc biệt khi nhắc đến Hội An thì không thể nhắc đến chùa Cầu. Và kiến trúc này cũng nằm trong những nguyên nhân chính khắc họa nên cái tên “phố cổ Hội An”.

Nếu bạn là người mong muốn khám phá văn hóa di sản con người thì địa điểm chùa Cầu là một lựa chọn hấp dẫn. Đến đây bạn sẽ hiểu hơn về con người cũng như văn hóa nơi đây.

Chùa Cầu được lưu giữ trên tiền

Và điều đặc biệt nhất mà chùa Cầu Hội An có đó chính là hình ảnh của nó được in trên tiền. Từ đó mà cũng nhiều người thắc mắc rằng Chùa Cầu Hội An trên tờ tiền nào?. Câu trả lời sẽ được Flane cung cấp ngay dưới bức ảnh này. Tuy nhiên hãy thử đoán xem trước khi xem ảnh bạn nhé! (và đừng quên comment cho Flane biết ngay dưới phần bình luận)

chùa Cầu được lưu giữ trên tiền Việt Nam
chùa Cầu được lưu giữ trên tiền Việt Nam

Các hình thức di chuyển đến chùa Cầu

Chùa Cầu Hội An cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chỉ 30km. Ước tính di chuyển từ Đà Nẵng đến Hội An là 1 tiếng đồng hồ. Với thời gian như vậy thì dễ dàng giúp nhiều du khách lựa chọn các hình thức để di chuyển đến với Hội An. Dưới đây sẽ là bài viết giúp các bạn tìm kiếm các cách thức di chuyển phù hợp khi đến với Hội An.

Nhiều hình thức di chuyển dễ dàng đến với chùa Cầu Hội An
Nhiều hình thức di chuyển dễ dàng đến với chùa Cầu Hội An
  • Xe công nghệ là một lựa chọn khá phổ biến và thông dụng của du khách. Điều thuận tiện ở đây chính là bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức xe đi lại. Nếu bạn đi một mình thì có thể chọn hình thức xe máy hoặc đông người thì lựa chọn oto. Điều này sẽ giúp bạn và những người thân quen có thể share chi phí một cách dễ dàng trên các ứng dụng công nghệ.
  • Thuê xe tự lái cũng là một hình thức di chuyển nổi trội vào những năm gần đây. Bởi bạn chỉ cần bỏ một chi phí nho nhỏ để thuê xe nhưng có thể khám phá hết tất cả mảnh đất mới mà bạn muốn đến.

Bảng giá vé khi đến với chùa Cầu

Nhiều du khách thắc mắc khi đến với địa điểm tham quan du lịch chùa Cầu Hội An có tốn tiền mua vé hay không. Với kinh nghiệm du lịch của Flane thì chắc chắn rằng khi du khách đến với chùa Cầu bạn sẽ không tốn chi phí vé tham quan. Tuy nhiên nếu bạn tham quan các địa điểm khác như các nhà Hội, bảo tàng,…thì cần một chút chi phí.

Tham quan chùa Cầu mùa nào đẹp nhất?

Nhằm giúp cho nhiều du khách đến với chùa Cầu có những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Thì việc lựa chọn đến với chùa Cầu Hội An mùa nào là một trong những điều quan trọng không kém. Cụ thể, bạn nên đến Hội An vào những ngày bắt đầu từ tháng ba cho đến tháng 8 hằng năm. Thời điểm này là thời điểm vàng cho việc tham quan phố cổ. Theo kinh nghiệm du lịch của Flane thì thời gian này du khách đến đây còn có thể tham quan tắm biển cửa Đại. Một cửa biển mang lại nhiều nguồn kinh tế cho ngư dân nơi đây.

Nên trải nghiệm gì khi đến với Hội An

Nếu bạn đã lựa chọn đến tham quan chùa Cầu Hội An nhưng loay hoay vẫn chưa biết làm gì. Thì hãy tham khảo một số trải nghiệm của Flane ngay sau đây. Để giúp bạn có thể có cái nhìn sâu sắc và cảm nhận được nhịp sống của người dân nơi đây.

Tham quan cảnh đẹp về đêm của phố Hội

Bạn mong muốn tìm hiểu về văn hóa con người phố Hội? Nhưng vừa có thể ngắm cảnh vừa tận hưởng không khí của mảnh đất cổ xưa này. Một trải nghiệm vô cùng đơn giản đó chính là đi dạo trên phố cổ về đêm. Điều này sẽ giúp bạn trải nghiệm nhiều nét văn hóa con người nơi đây một cách đơn giản và nhanh chóng nhất.

Chiêm ngưỡng phố Hội về đêm cùng người thương
Chiêm ngưỡng phố Hội về đêm cùng người thương

Đặc biệt bạn còn có thể ngắm phố cổ về đêm, với đại tiệc ánh sáng với khung cảnh cổ xưa. Giữa sự dân giả mộc mạc kết hợp cùng cuộc sống buôn bán sôi nổi hiện đại. Nhưng không mất đi vẻ hoài cổ về một địa điểm thủ phủ xưa kia. Ngoài ra nếu bạn có thể ngắm nhìn phố cổ vào những khoảng lặng trong thời gian du lịch. Thì đây mới chính là dáng vẻ xưa cũ trầm mặc và đây cũng chính là khoảng thời gian dành riêng cho các du khách làm về nghệ thuật.

Thả hoa đăng cầu bình an

Nếu bạn đến chùa Cầu Hội An với ý định cầu bình an, may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. Và sau đó đi dạo ngắm nhìn phố cổ, thì bạn cũng có thể trải nghiệm thú vị. Đó chính là thả hoa đăng cầu bình an trên sông Hoài. Việc này còn có ý nghĩa thả đi ước nguyện, mong muốn bình an của mỗi cá nhân khi thả hoa đăng.

Thả hoa đăng cầu bình an giữa lòng phố Hội
Thả hoa đăng cầu bình an giữa lòng phố Hội

Nếu bạn ghé thăm Hội An vào ngày đầu năm hoặc rằm mùng 1 hằng tháng thì cũng có thể thả hoa đăng vào dịp này. Tuy nhiên bạn cần phải trả một chi phí nho nhỏ cho việc này. Dần dần hoa đăng cũng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của du lịch phố Hội.

Du thuyền trên sông Hoài

Một trong những nét đặc trưng để ngắm phố Hội và đã được hình thành rất lâu đời đó chính là du thuyền trên sông Hoài. Không chỉ có thể ngắm phố mà bạn còn có thể lựa chọn thả hoa đăng khi đi du thuyền. Điều này chắc chắn khiến bạn rất thích thú để khám phá. Ngoài ra, có nhiều cặp đôi cũng lựa chọn đi du thuyền trên sông Hoài để lưu giữ khoảnh khắc chín muồi của tình yêu. Thật thiếu sót nếu bạn đến với Hội An mà chưa một lần đi thuyền ngắm phố cổ đó nhé!

Du thuyền trên sông Hoài
Du thuyền trên sông Hoài

Trải nghiệm văn hóa dân gian khi đến với chùa Cầu Hội An

Một trải nghiệm để giúp các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về văn hóa. Cũng như những con người của phố Hội. Đó chính là các trò chơi văn hóa dân gian. Tuy hình thức này đơn sơ nhưng khắc họa rất rõ hình ảnh con người và khía cạnh văn hóa của con người phố Hội.

Trò chơi dân gian bài chòi
Trò chơi dân gian bài chòi

Không chỉ dừng lại ở mặt văn hóa hay hình ảnh mà thông qua các trò chơi dân gian này. Các nghệ nhân đã giới thiệu Hội An với bạn bè quốc tế một cách xuất xắc. Với đạo cụ đơn giản, ngôn từ đậm nét văn hóa vùng miền của người dân. Nhưng lại kéo gần khoảng cách giữa con người và du khách nơi đây. Bạn có thể trải nghiệm các trò chơi này ngay ở đầu phố Nguyễn Thái Học hoặc công viên Kazik. Với các trò chơi như: bài chòi, đập bùng binh,…

Tham quan kiến trúc chùa của phố Hội

Ngoài kiến trúc và di sản của chùa Cầu Hội An. Bạn hoàn toàn có thể tham quan một số kiến trúc cổ kính khác của các ngôi chùa tại phố Hội. Theo chân Flane để tìm hiều bạn nhé!

Chùa Ông

Chùa Ông là một kiến trúc có tuổi đời gần bằng với chùa Cầu Hội An. Nét tương đồng cả hai ngôi chùa này đó chính là đều được xây dựn vào thế kỷ thứ 17. Được biết chùa Ông không chỉ sở hữu nét kiến trúc cổ kính hàng trăm năm tuổi. Mà chùa còn là nơi lưu giữ cổ vật quý hiếm và có giá trị lâu đời của mảnh đất cổ xưa này.

Chùa Ông nét văn hóa cổ xưa còn sót lại
Chùa Ông nét văn hóa cổ xưa còn sót lại

Tuy qua nhiều lần chinh chiến nhưng cho đến này chùa Ông vẫn lưu giữ được mộ số hiện vật có giá trị về mặt lịch sử. Đặc biệt là những bia đá, những bài thơ vịnh được khắc lên đá với từ Hán Nôm. Tại đây, còn được tổ chức nhiều lễ hội được diễn ra hằng năm như: lễ đầu xuân, lễ vía Ông,… Mỗi dịp lễ hội diễn ra tại chùa Ông cũng thu hút rất nhiều du khách thập phương ghé thăm.

Khám phá kiến trúc chùa Bà Mụ khi đến thăm chùa Cầu Hội An

Chùa Bà Mụ hay còn có tên gọi là chùa Tam Quan Bà Mụ. Đây là một địa điểm thu hút khách du lịch không kém gì chùa Cầu Hội An. Bởi kiến trúc nơi đây tạo thành một viễn cảnh vô cùng xinh đẹp. Với những bức tường được chạm khắc vô cùng tinh xảo và đẹp mắc. Điều này đã giúp cho du khách có một chiếc view không thể chối từ. Do đó mà chùa Bà Mụ trở thành một địa điểm check-in của nhiều bạn trẻ hiện nay khi ghé thăm Hội An.

Viễn cảnh chùa Bà thu hút nhiều du khách
Viễn cảnh chùa Bà thu hút nhiều du khách

Chùa còn đóng vai trò cho đặc biệt đối với đời sống tâm linh của người dân nơi đây. Bởi nơi đây được thờ cúng những vị thần mang biểu tượng cho người dân nơi đây. Với Cẩm Hà Cung và Hải Bình Cung được thờ Đức Thiên Hậu Thánh Mẫu và phụ thờ 12 bà mụ. Cùng với hai vị thần Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ. Với ý niệm bảo vệ người già, phụ nữ và trẻ em của người dân nơi đây.

Chùa Pháp Bảo

Chùa Pháp Bảo được mệnh danh là một ngôi chùa lớn nhất nhì miền di sản phố Hội. Được biết chùa Pháp Bảo là một công trình kiến trúc lâu đời mang phong cachs cổ xưa. Và đây cũng chính ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc tông trong đạo Phật.

Du khách ghé thăm chùa Pháp Bảo sẽ chiêm ngưỡng được kiến trúc cổ kính và không gian trang nghiêm. Tất cả tạo nên sự gần gũi mộc mạc cũng như khắc họa nên tính cách của người dân nơi đây. Mộc mác, gần gũi hiếu khách chính là những từ ngữ mô tả con người địa phương nơi đây.

Kết bài chùa Cầu Hội An

Trải qua những năm tháng biến động của lịch sử, sự tàn khốc của chiến tranh. Nhưng chùa Cầu Hội An vẫn còn đó, vẫn đứng vững chãi theo dõi mảnh đất con người nơi đay qua năm tháng. Sự có mặt của chùa là một minh chứng cho những năm tháng ấy. Và sự có mặt của du khách sẽ tô điểm thêm cho phố Hội nói riêng và ngành du lịch dịch vụ nước nhà nói chung.

Chung tay cùng ứng dụng du lịch Flane đưa du lịch nước nhà ra với bạn bè quốc tế. Liên hệ ngay với Flane thông qua tổng đài hỗ trợ du khách 0935417257 ngay. Để có thể tìm hiểu nhiều hơ các địa điểm du lịch trên cả nước bạn nhé!

Trả lời

Bạn phải để đăng bình luận

Những bài viết khác

Vui lòng đăng nhập để tiếp tục

Đăng nhập nhanh Flane sử dụng tài khoản Google hoặc Facebook

Bằng cách đăng nhập/đăng ký tài khoản, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và đã đọc và hiểu Chính sách quyền riêng tư của ứng dụng Flane