Mobile Menu

Chùa Thiên Mụ – ngôi chùa cổ bạn nên ghé thăm khi đến Huế

Nội dung

Chùa Thiên Mụ – cái tên không quá xa lạ với những người yêu xứ Huế, không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp, nơi đây còn nổi tiếng bởi những câu chuyện bí ẩn ly kỳ và vô cùng hấp dẫn.

Chùa Thiên Mụ

Giới thiệu chùa Thiên Mụ

  • Địa điểm: đường Nguyễn Phúc Nguyên, Hương Hòa, Huế
  • Giờ mở cửa: 8:00 – 18:00

Tọa lạc tại đồi Hà Khê, bên cạnh dòng sông Hương chùa Thiên Mụ mang một vẻ đẹp độc đáo góp phần nên cảnh sắc nên thơ của sông Hương thơ mộng. Ngôi chùa sở hữu vị thế đắc địa và mang nhiều ý nghĩa tâm linh nên được người dân nơi đây cũng như khách du lịch yêu thích lui tới. 

Vẻ đẹp chùa Thiên Mụ từ xa

Sự tích ngôi chùa

Người xưa truyền răng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Quảng Nam để xây dựng giang sơn, củng cố sự nghiệp dòng họ Nguyễn thì trong một lần  đi dạo bờ sông Hương, ngài bắt gặp vị thế hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Hơn thế nữa, người dân cho biết thường xuyên bắt gặp một bà mặc áo đỏ xuất hiện trên đồi và bảo: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Ngẫm đây chắc hẳn là một cái duyên nên vua bèn cho xây ngôi chùa và đặt tên là chùa Thiên Mụ.

Chùa Thiên Mụ – nơi linh thiên nhiều bí ẩn

Giải mã bí ẩn ngôi chùa

Tương truyền ngày xưa, có một cặp nam nữ yêu nhau thắm thiết, nàng là con nhà quyền quý, xinh đẹp, tiểu thư còn chàng chỉ là một người nghèo khổ, mồ côi. Vì sự không môn đăng hộ đối này mà gia đình cô gái ra sức ngăn cấm, mặc cho đôi trai gái rất yêu thương nhau. Cuối cùng, cả hai quyết định ra trước chùa Thiên Mụ để tự vẫn cùng nhau. Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như cô gái thì tạt vào bờ và được cứu, còn chàng trai thì mãi nằm dưới đáy sông. Thời gian trôi qua, vết thương lòng cũng phôi phai, cô gái bị ép gả cho một gia đình giàu có khác. Chàng trai vì quá ôm hận mà nhập vào chùa Thiên Mụ và nguyền rủa những đôi trai gái đến đây đều bị chia tay. Và từ đó, lời nguyền được lưu truyền khắp nơi, từ đời này đến đời khác khiến ngôi chùa càng thêm tâm linh và huyền bí.

Ở một diễn biến khác, các sư chùa ở đây lại bảo rằng ngày xưa ở đây có rất nhiều cây cối um tùm và nhiều đôi trai gái đến đây làm chuyện không đúng ở nơi cửa phật nên người dân đã dựng nên câu chuyện như vậy giữ sự tôn nghiêm và thanh tịnh cho ngôi chùa này.

Kiến trúc chùa Thiên Mụ bao gồm những gì?

Bước vào bạn sẽ bắt gặp ngay toà tháp Phước Duyên nơi linh thiên chứa điện Đại Hùng – chính điện lớn nhất ở ngôi chùa này. Cùng xem kiến trúc nơi đây có gì đặc sắc nhé!

Toà tháp Phước Duyên

Tòa tháp Phước Duyên

Với thiết kế độc đáo xây dựng vật liệu chính bằng gạch, toà Phước Duyên là biểu tượng của chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21m với 7 tầng tháp bên trong còn có cầu thang xoắn ốc để bạn tham quan từng tầng. Mỗi tầng sẽ thờ một đức Phật với ý nghĩa khác nhau.

  • Tầng 1 thờ phụng đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi
  • Tầng 2 thờ phụng đức Phật Thi Khí
  • Tầng 3 thờ phụng đức Phật Tỳ Xá Phù
  • Tầng 4 thờ phụng đức Phật Câu Lưu Tôn
  • Tầng 5 thờ phụng đức Phật Câu Na Hàm
  • Tầng 6 thờ phụng đức Phật Ca Diếp
  • Tầng 7 thờ phụng đức thích Ca Mâu Ni, Tây Phương Cực Lạc Pháp Vương, tôn giả Ca Diếp và A Nam.

 Đây là địa điểm được nhiều du khách yêu thích và check in khi đến Huế bởi sự đặc sắc và là biểu tượng đặc trưng ở đây. 

Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan

Là cổng chính được xây dựng 2 tầng và 8 mái với 3 lối đi tượng trưng cho 3 giới: Nhân – Thần – Quỷ.  Nơi đây có tượng hộ pháp trấn giữ ở hai bên lối đi.

Điện Đại Hùng

Điện Đại Hùng

Đây là chính điện và là nhà thờ lớn nhất của chùa Thiên Mụ, nơi thờ Phật Di Lặc – ông phật có đôi tai to luôn lắng nghe nỗi khổ của dân gian, luôn bao dung lỗi lầm và mỉm cười hạnh phúc.  

Chiếc xe cổ của hoà thượng Thích Quảng Đức

Đình Hương Nguyên 

 Là công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng ở thời vua Thiệu Trị, nơi đây đã chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử và được tu sửa theo thời gian để tham quan. Đặc biệt hơn, nơi đây trưng bày chiếc xe của hòa thượng Thích Quảng Đức – người đã hi sinh thân mình tự thiêu để chống lại chính sách đàn áp Phật Giáo ở thời Ngô Đình Nhiệm. 

Điện Địa Tạng và Quan Thế Âm

Điện Địa Tàng nằm phía sau điện Đại Hùng, nơi đây được thiết kế độc đáo với nhiều chi tiết chạm trổ lạ mắt khiến người xem phải thích thú chiêm ngưỡng.

Điện Quan Âm nơi thờ Quan Thế Âm bồ tát đúc bằng đồng đen, hai bên thờ 10 vị thần Điện Vương vô cùng linh thiên.

Những điều lưu ý khi đến đây

Đây là nơi tâm linh, bạn nên ăn mặc kín đáo như quần dài, váy dài qua đầu gối, áo có cổ, cánh tay,… nhé!

Thời tiết ở Huế thường nắng gắt so với các vùng lân cận nên nếu đi vào mùa nắng nhớ chuẩn bị trang phục chống nắng như áo, mũ, dù, kính,… nhé!

Đừng quên mang theo khẩu trang và nước rửa tay để an toàn cho bạn và mọi người nhé!

Trên đây là những thông tin về chùa Thiên Mụ, Flane mong sẽ bổ ích đến bạn đọc, chúc bạn và gia đình, bạn bè có một chuyến du lịch an toàn và ý nghĩa.

Trả lời

Bạn phải để đăng bình luận

Những bài viết khác

Vui lòng đăng nhập để tiếp tục

Đăng nhập nhanh Flane sử dụng tài khoản Google hoặc Facebook

Bằng cách đăng nhập/đăng ký tài khoản, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và đã đọc và hiểu Chính sách quyền riêng tư của ứng dụng Flane